Văn hóa phụ

Văn hóa phụ

Cái đất nước của nó đang sống là một đất nước rất đẹp, rất giàu văn hóa và lịch sử. Nó tự hào, ai cũng vậy. Sau quá nhiều năm tháng và sự mở cửa của truyền thông đa phương tiện, bây giờ các luồng văn hóa đa sắc tộc đan xen vào nhau như những dòng nước chảy ra biển lớn NGHỆ THUẬT. Nhưng trong quá trình bơi ra ấy, có những sự chọn lọc đáng kể, ảnh hưởng đến tư tưởng và sự phát triển của những thế hệ rất trẻ. Thật là thiếu công bằng và quá vớ vẩn nếu đem ra so sánh. Nhưng định hướng và phát triển là điều không nên xem nhẹ.

Performing
Ở các nước phát triển và đi trước hàng thế kỷ có những nền văn hóa gọi là VĂN HÓA PHỤ. Có rất nhiều sự tranh cãi không cần thiết về định nghĩa hay là xác định như thế nào là VHP. Đơn giản nhất, dễ hiểu nhất là VHP là VH của nhóm, tổ chức, nhằm thể hiện cái chất, cái bản thân mà mặt bằng chung xã hội còn nhiều định kiến và không ủng hộ. Cú có nhiều người có cùng sở thích, tập hợp lại và có sự tổ chức rõ ràng thì sẽ phát triển thành VĂN HÓA PHỤ.

Bản thân nó cũng là một thành phần của các nền VHP này từ khi còn rất non nớt. Tất cả hầu hết được điều hướng bằng âm nhạc và phong cách. Nó không thích bị chìm vào số đông, từ bé nó đã muốn chứng tỏ không phải với mọi người mà là với bản thân rằng nó không giống bất kỳ ai cả. Và cứ như thế nó mang tình yêu đến với các loại hình nghệ thuật khác nhau, thử mình trong nhiều môn, nhiều nền VHP để tìm ra xem mình là cái gì, là thế nào, là chính mình hay là không v.v….?

 IMG_8104

Rồi sau tất cả nó cảm thấy rằng VHP chỉ mang mục đích điều hướng, tiếp sức, cổ vũ và hỗ trợ cho những định nghĩa chính thức. Vì dù sao đi nữa, ở đất nước nó,  không ai chịu làm một cái gì cho đúng cả. Nó như một căn bệnh dân tộc vậy. Có khi từ thuở đi học đã không được giáo dục đúng và căn bản nên khi lớn thì ai ai cũng thích làm tự phát. Bản thân nó cũng là nạn nhân cũa nền giáo dục này. VHP cần sự tổ chức rõ ràng và các quy định chặt chẽ, điều đó ảnh hưởng trực tiếp và rất nghiêm trọng đến sự tồn tại của nền VH ấy. Chúng ta phi theo trào lưu của những nền văn hóa cao cấp, bỏ lại sau lưng những mảnh vặt của chính văn hóa trong nước, rồi tự biện luận bằng việc thoát ra “ao làng”. Chúng ta tự tạo ra những giá trị mâu thuẫn rồi sau đó sáng tác dựa trên đó, biểu diễn mang tính giằng xé và giải thoát khỏi chính giá trị ấy. Nói nghe có vẻ cao siêu thế nhưng tóm lại bằng 2 từ TÀO LAO. Đơn cử như việc tranh cãi nhau về sáng tác tiếng nước nào. Vãi cả cãi. Từ cá nhân đến tổ chức, ai cũng có lý do để sáng tác theo một ngôn ngữ nào đấy. Nói tiếng gì mà chẳng được, không phải cứ tiếng Anh là ra được biển đâu, không phải tiếng mẹ đẻ là cụt là thiếu “quốc tế” đâu. Đấy, thi nhau viết tiếng Anh, thể hiện chẳng hiểu đang làm cái gì, có mang đến cho những người thưởng thức cảm giác gì không. Chả biết. Đó là một đơn cử khá rõ ràng.

was swallowed by lighting and soundNói thế thôi chứ nó vẫn cứ ủng hộ, vì nó biết rồi sẽ có những thay đổi tích cực, sẽ làm cho các VHP trở thành những nơi tích cực hơn, giàu bản sắc và giá trị hơn, định hướng xã hội và thế hệ trẻ tốt hơn, và tất cả cũng vì một mục đích chung : RA BIỂN LỚN.

hoppy420.